Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện. Theo thống kê mới nhất qua Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm trên 49 ngàn tấn chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%.
1.Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Tại Việt Nam
1.1Chất Thải Rắn Tại Các Đô Thị
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao. Chất thải ở đô thị thường có những thành phần nguy hại lớn, như các loại pin, dung môi sử dụng trong gia đình và chất thải không phân huỷ như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.
Chất thải rắn đô thị rất đa dạng và phong phú bao gồm rất nhiều thành phần phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau :
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư ,các khu đô thị mới bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau ,tứ những chất thải rễ phân hủy như các lương thực ,thực phẩm đến các chất thải khó phân hủy như nhựa ,thủy tinh pin và các dung môi hưu cơ……
Chất thải rắn phát sinh từ các trung tâm công nghiệp hầu hết là các chất thải nguy hại nhưng lại không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây những hậu quả rất nghiêm trọng.Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam, trong đó, 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm hoạ đặc biệt.
1.2 Chất Thải rắn y tế
Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm, nếu không được xử lý tốt sẽ có thể là nguyên nhân gây mầm bệnh và lây lan bệnh dịch qua các đường nước thải ngấm vào các mạch nước ngầm; hoặc qua gom rác về bãi rác chung của thành phố, rồi theo côn trùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người này sang người khác... Thực tế này đang đặt ra một cách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Theo quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số 2575 /1999 của bộ trưởng bộ y tế chia chất thải rắn nguy hại thành 4 loại sau
- Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm :
Nhóm A: là các chất thải nhiễm khuẩn bao gồm :những vật liệu bị thấm máu thấm dịch ,các chất bài tiết của người bệnh như băng bông, gạc găng tay ,dịch truyền máu ,các ống thông ,dây và các túy đựng dịch dẫn lưu …..
Nhóm B:là các vật sắc nhọn bao gồm: bơm kim tiêm , lưỡi và cán dao mổ , đinh mổ ,cưa, các ống tiêm ,mảnh thủy tinh vỡ và tất cả các vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủngNhóm C :Là các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng thí nghiệm bao gồm : lam kính , găng tay, ống nghiệm và các vật phẩm sau khi xét nghiệm….
Nhóm D:Là các chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn ,dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm không được sử dụng, thuốc gây độc tế bào ….
Nhóm E: Là các mô cơ quan người và động vật bao gồm tất cả các mô của cơ thể dù bị nhiễm khuẩn hay chưa bị nhiễm khuẩn
- Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: các phim ảnh , kính bảo hộ ,các trai lọ đựng chất phóng xạ phát sinh chủ yếu từ phòng chụp X quang
- Các chất thải hóa học rắn : đó là các chất hóa học phát sinh trong các phòng của bệnh viện
- Chất thải sinh hoạt của bệnh viện: Đó là các chất thải chưa bị nhiễm các chất nguy hại của bệnh viện bao gồm :giấy báo ,tài liệu,vật liệu đóng gói , thức ăn dư thừa của người bệnh…….
Hơn 70% dân số của đất nước là nông dân vì vậy mà lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt cũng như hoạt động lao động sản xuất ở nông thôn là tương đối lớn .Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã thay đổi. Các hoạt động dịch vụ ở nông thôn ngày càng phát triển cùng với các chợ hình thành một cách tự phát hàng ngày thải ra lượng lớn rác thải sinh hoạt và nhiều chất thải khác. Rác thải ở nông thôn đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung, sự trong sạch cho môi trường sống của cộng đồng dân cư.
Nguồn rác thải ở nông thôn gồm nhiều loại khác nhau
Rác thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình: bao gồm các lương thực thực phẩm dư thừa ,các vật dụng dùng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
Chất thải sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ rễ phân hủy nhưng bên cạnh đó cũng có một phần nhỏ các chất thải nguy hại có lẫn trong chất thải hằng ngày như pin , các vật liệu thủy tinh…
Chất thải rắn phát sinh từ các chợ ở nông thôn : bao gồm các nông sản ,các lương thực thực phẩm và các vật dụng hằng ngày đều được bầy bán ở các chợ miền quê
Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề: Hiện nay cả nước có hơn 1000 làng nghề khác nhau , chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề rất lớn bao gồm rất nhiều chất thải nguy hại và khó xử lý
Chất thải rắn phát sinh từ các khu du lịch vui chơi giải trí cũng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ,chất thải tại các khu du lịch chủ yếu là do các khách du lịch thải ra và do các hoạt động khai thác du lịch.Chất thải rắn tại các khu du lịch đang làm mất dần cảnh quan môi trường của các khu du lịch và hậu quả tất yếu sẽ làm mất dần vẻ đẹp vốn có của các khu du lịch.
2.Hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam
2.1 Hiện trạng chất thải rắn tại các đô thị
Số lượng thống kê từ các tỉnh, thành phố, năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn bình quân khoảng từ 0,8 đến 1,2kg/người.ngày ở các đô thị lớn và ở một số đô thị nhỏ dao động từ 0,5 đến 0,7kg/người.ngày. Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị năm 2002 tăng từ 3% đến 12% so với năm 2001
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%.
Thành phần chất thải rắn tại thành phố Hà Nội từ năm 2000 - 2002, trong đó tỷ lệ cao su và chất dẻo khó phân huỷ tăng đột biến từ 1,48% trong năm 2000 lên tới 16% năm 2002.
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,...
Theo báo cáo của Cục Môi trường, thì tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn. Từ số liệu thống kê nêu trên có thể thấy lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Bảng V.4).
Bảng V.4. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2002
Thực tế ở nhiều địa phương, có rất nhiều loại chất thải khác nhau, phát thải ra một cách tùy tiện trong các cơ sở công nghiệp mà không hề có sự quản lý.
Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Ngành điện và điện tử phát sinh ít chất thải nguy hại nhất. Tuy nhiên, chất thải của hai ngành này lại có chứa những chất như PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 tăng từ 40% - 67% lên đến 70 - 75% tổng lượng rác thải phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% (so với năm 2001 là 20% - 35%). Tỷ lệ thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%.
*Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
*Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
Thành phần chất thải rắn tại thành phố Hà Nội từ năm 2000 - 2002, trong đó tỷ lệ cao su và chất dẻo khó phân huỷ tăng đột biến từ 1,48% trong năm 2000 lên tới 16% năm 2002.
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,...
Theo báo cáo của Cục Môi trường, thì tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn. Từ số liệu thống kê nêu trên có thể thấy lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Bảng V.4).
Bảng V.4. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2002
Thực tế ở nhiều địa phương, có rất nhiều loại chất thải khác nhau, phát thải ra một cách tùy tiện trong các cơ sở công nghiệp mà không hề có sự quản lý.
Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Ngành điện và điện tử phát sinh ít chất thải nguy hại nhất. Tuy nhiên, chất thải của hai ngành này lại có chứa những chất như PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 tăng từ 40% - 67% lên đến 70 - 75% tổng lượng rác thải phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% (so với năm 2001 là 20% - 35%). Tỷ lệ thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%.
*Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
*Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
2.2 Hiện trạng chất thải rắn tại các bệnh viện
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn trong ngày đêm. Trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác. Nếu phân theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các thành phố, các thị xã; 30% ở các huyện, xã nông thôn, miền núi. Khối lượng chất thải rắn y tế ở các bệnh viện của một số tỉnh, thành phố trong năm 2002 được thể hiện ở Bảng V.5.
Qua điều tra tại 36 bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội (21 bệnh viện Trung ương, 6 bệnh viện thành phố quản lý và 9 bệnh viện chuyên ngành) thì lượng chất thải từ các bệnh viện chiếm 1,76% tổng số chất thải của toàn thành phố. Mỗi ngày trung bình 1 giường bệnh thải ra khoảng 2,27 kg rác, trong đó có tới 25% là rác thải nguy hiểm. Đấy mới chỉ tính ở cấp 1 địa phương. Còn theo số của Bộ Y tế với việc cả nước có tới 11.657 cơ sở khám chữa bệnh với 136.542 giường bệnh, trong đó có 843 bệnh viện từ tuyến huyện trở lên; khối y tế tư nhân có với 17.701 cơ sở y tế từ phòng khám tới bệnh viện tư hoạt động, thì tới nay chưa có một tổ chức nào đủ sức để đưa ra một số liệu chính xác về lượng chất thải mà mạng lưới y tế này thải ra mỗi ngày. Thông thường chất thải bệnh viện có ba loại: chất thải rắn, nước thải, và khí thải, với mức độ độc hại khác nhau. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm, gồm các tế bào, các mô bị cắt bỏ trong phẫu thuật, tiểu thuật, các găng tay, bông gạc có dính máu mủ, nước lau rửa từ các phòng điều trị, các la-bô xét nghiệm, phòng mổ, khoa lây .Qua một xét nghiệm khoa học cho thấy: nếu không được xử lý thì mỗi một gram bệnh phẩm (mủ, đờm hoặc mủ...) sẽ truyền 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
- Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện. Ở nhiều nơi, như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên trong. Các thùng nhựa kín đã được sử dụng để lưu chứa và vận chuyển chất thải y tế để hạn chế sự phát tán và gây nguy hiểm cho nhân viên trực tiếp thực hiện thu gom.
*Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung tại bệnh viện.
*Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.
2.3 Hiện trạng chất thải rắn tại nông thôn
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước tính 0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trên thực tế, rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu, nên buộc phải vứt rác trên đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mương máng. Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nguyên nhân, do ý thức của người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải ở nông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư.
Theo kết quả điều tra, hầu hết các xã đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây lãng phí đất. Hố rác không có thành đắp lên cao gây sụt lún, mưa to nước tràn ngập gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải địa kỹ thuật hoặt lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm.
3.Một số đề suất và kiến nghị về quản lý và sử lý chất thải rắn
- Phải có văn bản pháp luật quy định rõ về việc thu gom và sử lý chất thải rắn và quy định việc sử lý các công ty ,các cơ quan trường học không tuân thủ việc phân loại và thu gom chất thải rắn
- Nhà nước cần tăng cường ngân sách cho hoạt động thu gom và sử lý chất thải rắn
- Khuyến khích việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học để sử lý chất thải rắn,chất thải nguy hại
- Việc thu gom và phân loại chất thải rắn phải được thực hiện ngay tại nguồn.Chất thải nguy hại phải được thu gom và sử lý riêng ,tuyệt đối không để lẫn chất thải nguy hại với các loại chất thải rắn khác
- Đối với các vùng nông thôn chất thải rắn phải được thu gom và chôn lấp theo đúng tiêu chuẩn về môi trường
- Giáo dục cho mọi ý thức được tầm quan trong của việc phân loại chất thải ngay tại nguồn để họ phân loại rác trước khi thải ra môi trường
- Đối với các trung tâm công nghiệp lớn phải có nhà máy sử lý chất thải rắn.
sao không tải được vậy bạn
Trả lờiXóa