Hiển thị các bài đăng có nhãn Môi Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Môi Trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

 
Download tà liệu: Link MediaFire
-) Sự hình thành CTRSH
-) Hệ thống quản lý CTRSH
-) Nguồn phát sinh CTRSH
-) Thành phần CTRSH
-) Tính chất của CTRSH
-) Vai trò quan trọng của khối lượng CTRSH
-) Phương pháp xác định và đánh giá khối lượng CTRSH
-) Tốc độ phát sinh và tốc độ thu gom chất thải rắn
-) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
-) Thu gom và phân loại chất thải rắn
-) Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn
-) Xử lý sơ bộ CTRSH tại nguồn


Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước

Click to view: Download Here


+) Giảm thiểu nước thải
+) Tổng quan các phương pháp xử lý nước
+) Phương pháp vật lý (cơ Học) - Physical treatment
+) Xử lý bằng phương pháp hóa lý
+) Xử lý bằng phương pháp hóa học
+) Xử lý bằng phương pháp sinh học
+) Quy trình công nghệ xử lý nước tiêu biểu

VỤ GIẾT VOỌC GÂY PHẪN NỘ: TRIỆU TẬP CÁC QUÂN NHÂN LIÊN QUAN


Tối 19/7, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đã đưa Nguyễn Văn Quang và những quân nhân liên quan về trụ sở Quân đoàn tại An Khê (Gia Lai). Hôm nay, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 sẽ lấy lời khai.


Nguyễn Văn Quang là người đã tham gia hành hạ con voọc ngũ sắc và đưa lên Facebook gây phẫn nộ trong dư luận mấy ngày qua. Dự kiến  hôm nay, các điều tra viên sẽ lấy lời khai của Quang và những người liên quan.
Theo thông tin ban đầu, Quang và các đồng đội của Quang không trực tiếp bắn, bẫy con voọc nói trên mà mua lại từ những người dân địa phương và thuê họ làm thịt. Trong quá trình đó, Quang và một số quân nhân đã có hành vi hành hạ con vật (bắt hút thuốc) và chụp ảnh đưa lên mạng.
Ngay sau khi phát hiện thông tin trên, lãnh đạo Quân đoàn 3 đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn khẩn trương xác minh và xác định được đó là một nhóm quân nhân thuộc Trung đoàn 7 đang làm nhiệm vụ tại Kon Tum. Cơ quan điều tra đã tiến hành triệu tập để làm rõ. Sáng 19/7, các điều tra viên đã có mặt tại khu vực đóng quân và khuya 19/7 đã đưa các quân nhân trên về trụ sở


Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Xử lý ô nhiễm môi trường


1. GIỚI THIỆU CHUNG

Hiện nay nhiều phương pháp và công nghệ xử lý rác hiện đại đã được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới, cho phép tái sinh một lượng đáng kể chất thải rắn, đồng thời làm giảm thể tích rác xuống còn rất thấp. Tuy nhiên sau các quá trình xử lý vẫn còn một lượng rác không thể xử lý hoặc tái sinh và cần được đổ bỏ, quản lý chặt.
Có hai phương án để quản lý lâu dài chất thải rắn: Một là đổ bỏ vào biển và hai là chôn lấp hợp vệ sinh trong đất. Do nhiều nguyên nhân, đổ chất thải rắn vào biển rất ít khi được sử dụng. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill) là bãi được xây dựng, vận hành theo đúng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương án thích hợp không chỉ cho các nước phát triển, mà còn cho các nước đang phát triển về mặt kinh tế - kỹ thuật và môi trường.


BỂ BÙN HOẠT TÍNH



Để thiết kế bể bùn hoạt tính người ta phải chú ý đến loại bể, lưu lượng nạp, lượng bùn sinh ra, nhu cầu và khả năng chuyển hóa oxy, nhu cầu về dinh dưỡng cho vi khuẩn, đặc tính của nước thải đầu vào và đầu ra, điều kiện môi trường, giá thành, chi phí vận hành, bảo trì.
Xác định tỉ lệ thức ăn trên số lượng vi khuẩn F/M (food to microorganism)
trong đó
F/M: tỉ lệ thức ăn trên số lượng vi khuẩn d-1
S0: BOD hoặc COD của nước thải đầu vào, mg/L (g/m3) [influent soluble BOD]
Q: thời gian lưu tồn nước trong bể bùn hoạt tính = Vr/Q, d
Vr: Thể tích bể, Mgal (m3)
Q: Lưu lượng nước thải nạp vào bể, Mgal/d (m3/d)
X: hàm lượng vật chất rắn bay hơi (VSS) trong bể mg/L (g/m3)
Lưu ý các giá trị thực nghiệm cho thấy F/M nằm trong khoảng 0,05 ¸ 1,0


Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Quản lý tổng hợp chất thải rắn (ISWM) – Hướng tiếp cận quản lý chất thải rắn bền vững


Quản lý tổng hợp chất thải rắn (ISWM) – Hướng tiếp cận quản lý chất thải rắn bền vững

Quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được đề cập nhiều trong những năm gần đây, trong đó nhấn mạnh đến quản lý toàn bộ “dòng” của tất cả các loại chất thải rắn, các khía cạnh gắn kết với nhau bao gồm: thu gom, phân loại, vận chuyển, giảm thiểu – tái chế – tái sử dụng, xử lý và thải bỏ. Quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được Chương trình Môi tường Liên hiệp quốc (UNEP), Viện công nghệ môi trường Quốc tế (IETC) và Phòng công nghiệp, công nghệ và kinh tế (DTEI – UNDP) phát triển và thí điểm mô hình ISWM tại 03 thành phố: Pune city (Ấn Độ), Wuxi (Trung Quốc) và Lesthoso (Nam Phi). Ở Việt Nam, các mục tiêu, nhiệm vụ của Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được đề cập trong “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến 2025 tầm nhìn 2050″.

Quản lý tổng hợp chất thải - Vấn đề và giải pháp chính sách ở Việt Nam

Quản lý tổng hợp chất thải - Vấn đề và giải pháp chính sách ở Việt Nam



Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở nước ta, quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng theo hướng bền vững là một trong 7 chương trình ưu tiên cao nhất được xác định trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia 2001 -  2010 và Định hướng đến năm 2020 và cũng là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia về chất thải rắn) trong đó xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản cho việc thực hiện.. Bài viết này đề cập tới quản lý tổng hợp chất thải rắn trên 2 khía cạnh: cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng bền vững; những vấn đề đặt ra trong áp dụng quản lý tổng hợp chất thải rắn và các giải pháp chính sách thực hiện trong điều kiện của Việt Nam.
Chất thải là sự đồng hành tất yếu trong mọi hoạt động kinh tế và phát triển. Trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay và trong tầm nhìn dài hạn (vài thập kỷ tới), lượng chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của sản xuất và tiêu dùng trong quá trình phát triển của xã hội. Sự gia tăng của chất thải đã, đang và vẫn tiếp tục là một tác nhân/nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường, đe dọa tính bền vững trong quá trình phát triển cả ở tầm vĩ mô (quốc gia) cả ở tầm trung mô (địa phương, khu vực) và cả ở tầm vi mô (cơ sở sản xuất kinh doanh). Tác nhân/nguyên nhân này được kìm hãm và khắc phục đồng thời theo cả hai hướng: một là bằng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu, hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường và hai là bằng các giải pháp quản lý đối với chất thải trong suốt quá trình phát sinh và vận động của chất thải.

1. Quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng bền vững

HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM



Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện. Theo thống kê mới nhất qua Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm trên 49 ngàn tấn chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%.

1.Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Tại Việt Nam

1.1Chất Thải Rắn Tại Các Đô Thị

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Các Bài Viết Về Chuyên Nghành Môi Trường

Bài 1:  Xử Lý Nước Thải
Bài 2:  200 Câu hỏi/ Đáp về môi trường
Bài 3:  Xử lý Hydrogen Sunphite (H2S) trong nước uống 
Bài 4:  Bài giãng về hệ thống bùn hoạt tính
Bài 5:  kỷ thuật môi trường đại cương - môi trường nước
Bài 6: (còn nữa)

101 Hành động có lợi cho môi trường



Các hành động bảo vệ môi trường


1. Thay vì dùng những sản phẩm từ gỗ quý, chất liệu giả gỗ cũng rất đẹp và sang trọng
2. Nếu tính toán lâu dài máy nước nóng năng lượng mặt trời rẻ hơn nhiều so với loại thông thường
3. Mái nhà màu sáng sẽ giúp ngôi nhà bạn mát mẻ hơn nhiều
4. Đừng mở các cửa nhà bạn hướng Đông nhé, vì hứng nắng nên lại hao năng lượng làm mát nhiều đó
5. Gỗ cách nhiệt không tốt bằng nhiều loại bê tông cách nhiệt hiện có
6. Chọn các loại sàn tre thay sàn gỗ là bạn góp phần cứu số phận những cây cổ thụ
7. Mua bồn vệ sinh 2 nút xả bạn không chỉ tiết kiệm nước cho riêng mình
8. Đồ điện tử mang nhãn Energy star tiêu thụ năng lượng hiệu quả tới mức tối đa đấy!
9. Hãy ấn nút từ chối khi máy ATM hỏi bạn có lấy hóa đơn không!

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Dùng vi sinh vật khắc phục sự cố tràn dầu tại VN - Các nhóm vi sinh vật dùng để chỉ thị mức ô nhiễm môi trường


Lấy mẫu vi sinh vật ven biển từ Bình Thuận đến Bến Tre là khu vực thường xuyên nhiễm dầu, Trung tâm Nghiên cứu phát triển an toàn môi trường dầu khí thử nghiệm thành công giải pháp phục hồi môi trường bằng vi sinh vật.


"Phương pháp phục hồi sinh học bằng vi sinh vật có thể phá hủy hoàn toàn chất gây ô nhiễm, biến đổi chúng thành cacbonđioxit, nước và sinh khối tế bào mới, hoặc ít nhất biến đổi thành những sản phẩm không có hại, có ích cho hệ sinh thái", lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu phát triển an toàn môi trường dầu khí (CPSE) thuộc Viện dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết.

Về cơ bản, xử lý dầu tràn bằng tự phân hủy sinh học sẽ phải dựa vào tính chất riêng của nơi bị ô nhiễm như: thành phần vi khuẩn, loại chất gây ô nhiễm, địa lý và những điều kiện hóa học nơi bị ô nhiễm.
Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, khả năng hoàn toàn có thể ứng dụng giải pháp phục hồi sinh học bằng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm dầu tràn tại khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Bến Tre. Đây là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các sự cố tràn dầu.

Môi Trường - Những Định Nghĩa


Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. " (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
  • Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
  • Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
  • Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Môi trường có những chức năng cơ bản nào?